THÔNG TIN CHUNG

Nhãn

Dimocarpus longan Lour.

1. Hệ thống phân loại

Tên Ngành La tinh:

Magnoliophya

Tên Ngành Việt Nam:

Ngành Hạt Kín

Tên Lớp La tinh:

Magnoliopsida

Tên Lớp Việt Nam:

Lớp Hai Lá Mầm

Tên Bộ La tinh:

Sapindales

Tên Bộ Việt Nam:

Bộ Bồ Hòn

Tên Họ La tinh:

Sapindaceae

Tên Họ Việt Nam:

Họ Bồ Hòn

Tên Chi La tinh:

Dimocarpus

Tên Chi Việt Nam:

Chi Nhãn

2. Đặc điểm

Cây cao 9 -10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7 - 20 cm, rộng 2,5 - 5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5 - 6 răng, tràng 5 - 6, nhị 6 - 10, bầu 2 - 3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7- 8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

3. Giá trị

Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tư lự quá độ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt, gan kém, tỳ kém, huyết hư, rong kinh, ốm yếu sau khi bị bệnh. Dùng 9-15g. Rễ chữa dưỡng trấp niệu, bạch đới, thống phong. Dùng 15-30g. Lá dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột. Dùng 10-15g. Lá nấu nước tắm trị eczema bìu dái. Hạt dùng trị đau dạ dày, đau thoát vị, mụn nhọt và bỏng, vết thương chảy máu. Dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Đồng thời tán bột, hoà với dầu Dừa dùng bôi vào chỗ đau. Vỏ cây và vỏ quả dùng chữa bỏng, chữa sâu răng. Đốt, tán bột hay nấu cao bôi.

ĐIỂM PHÂN BỐ

Số hiệu Latitude Longitude Hành động
258 21.138045 105.503414
210 21.140779 105.504607
204 21.140851 105.504444
203 21.140915 105.504126
201 21.141023 105.504252
146 21.138019 105.503221
64 21.137529 105.50372
63 21.137575 105.503691